KYC là viết tắt của Know Your Customer hiểu theo tiếng Việt thì có nghĩa là hiểu khách hàng của bạn hay nói chính xác là Biết về khách hàng. Đây là quá trình xác minh danh tính khách hàng của ngân hàng khi mở tài khoản hoặc theo định kỳ cần kiểm tra khi tạo các tài khoản ngân hàng trực tuyến.
Không chỉ trong hoạt động ngân hàng mà cả hoạt động tài chính cũng rất quan tâm đến quá trình KYC này để tránh và phòng ngừa các rủi ro mà khách hàng gây ra hoặc xảy ra dù là chủ quan hay khách quan.
AML (Anti Money Laundering) – chống rửa tiền, đây là hoạt động chống các hành vi giao dịch các dòng tiền trái phép, tiền không hợp pháp. Vậy nên việc kiểm tra KYC rất quan trọng trong việc chống AML. Thông qua KYC thì các hành vi của AML sẽ không thực hiện được giữa các ngân hàng trong nước, thế giới, giữa các hình thức tiền ảo hay tiền điện tử.
EKYC là quá trình nhận biết danh tính khách hàng trên các tài khoản điện tử hay nói cách dễ hiểu hơn đó chính là xác định danh tính khách hàng khi mở tài khoản và sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử.
KYC là khâu đầu tiên trong tất cả các hoạt động ngân hàng, tài chính bởi trước khi để khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thì bên ngân hàng và các tổ chức tài chính phải biết về khách hàng của mình. Việc biết khách hàng của mình là ai giúp việc xác định danh tính, mọi thông tin được rõ ràng và để hệ thống quản lý tốt hơn.
KYC góp phần vào việc phòng chống rửa tiền, đặc biệt là mua bán, giao dịch trái phép, các dòng tiền không rõ nguồn gốc sẽ được làm rõ và giúp các ngân hàng ngăn chặn được hoạt động rửa tiền tốt hơn.
Ở lĩnh vực banking thì KYC không chỉ là dừng lại ở việc giúp ngân hàng biết về khách hàng, biết khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm nào mà còn là quá trình để ngân hàng có những thông tin cần thiết nhất khi có rủi ro xảy ra. Một khi rủi ro xảy ra ngân hàng có thể tìm được khách hàng của mình, có căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.
Những người cần thực hiện xác minh KYC là những đối tượng như sau:
Nói tóm lại là khi muốn mở bất kỳ tài khoản gì đó dù là truyền thống hay điện tử thì đều phải tuân thủ KYC, tuy nhiên tùy vào mức độ của mỗi tài khoản. Đối với tài khoản ngân hàng trong đó có tài khoản ATM, tài khoản ngân hàng điện tử của mọi người thì mức độ yêu cầu của KYC sẽ cao và nhiều hơn rất nhiều so các tài khoản khác.
Các giấy tờ dùng để KYC người dùng
Nước ta các tổ chức sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin và giấy tờ sau :
Các thông tin định danh cá nhân thường bao gồm:
Yêu cầu ảnh chụp 2 mặt đối với những ai mở tài khoản ngân hàng hay thực hiện các khoản vay online hay mở tài khoản ngân hàng điện tử.
Việc xác minh địa chỉ là xem khách hàng của mình nằm ở khu vực nào, khách hàng có nằm trong địa bàn mà bên ngân hàng hay công ty tài chính hỗ trợ hay không. Việc xác minh địa chỉ là quan trọng để khi có vấn đề cần giải quyết hay gặp mặt trao đổi trực tiếp dễ dàng hơn cũng như giúp quản lý khách hàng theo địa lý dễ dàng hơn.
Giấy tờ dùng để xác minh địa chỉ gồm:
vKYC là sự kết hợp Video và EKYC trong ngân hàng
Đối với một số dịch vụ của ngân hàng như mở thẻ tín dụng hay vay vốn thì cần đến việc xác minh công việc của khách hàng như vậy có thể xác định sự tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng.
Một số tài liệu dùng để xác minh công việc:
Việc xác minh thu nhập của khách hàng thường sẽ áp dụng cho các khoản vay hoặc mở thẻ tín dụng. Để chứng minh thu nhập thì thường khi KYC sẽ yêu cầu bạn về:
Hiện nay việc xác minh KYC trên các phương tiện giấy tờ chỉ là bước đầu tiên, mất nhiều thời gian không cần thiết nên trong ngân hàng và tài chính đã và đang dần chuyển đổi sang sử dụng eKYC. Thông tư 16/2020/TT-NHNN của chính phủ 2020 đã cho phép định danh khách hàng từ xa EKYC và cho phép tổng các giao dịch dưới 100 triệu/tháng, nếu giao dịch trên 100 triệu/tháng thì bắt buộc phải sử dụng Video KYC.
Hiểu đúng KYC là gì
Chính phủ đã xem xét việc áp dụng việc đáp ứng các yêu cầu KYC thông qua các phương tiện kỹ thuật số trong một thời gian, nhưng phải đến tháng này, ngày 4 tháng 12 năm 2020. Chính phủ mới ban hành Thông tư sửa đổi các quy tắc hiện có và bao gồm quy trình cho KYC điện tử, hoặc eKYC. Quy trình này chỉ áp dụng cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tài khoản cá nhân. Nó không cung cấp cho người nước ngoài mở tài khoản ngân hàng hoặc cho các ứng dụng của các tài khoản đồng sở hữu.
Trước khi được phép tiến hành eKYC, các ngân hàng – kể cả chi nhánh ngân hàng và tổ chức tài chính trong và ngoài nước – phải thiết lập quy trình và thủ tục thực hiện các bước sau theo thông tư và một số luật liên quan bao gồm:
Khi xây dựng quy trình này, các ngân hàng có quyền quyết định phương pháp, hình thức và công nghệ sẽ được sử dụng, miễn là phương pháp đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:
Tài khoản được mở bằng eKYC phải được giới hạn trong số tiền giao dịch là 100 triệu đồng cho mỗi khách hàng mỗi tháng ngoại trừ năm trường hợp cụ thể:
Ngân hàng xác định mức độ công nghệ được sử dụng và các phương pháp cụ thể để xác nhận danh tính của khách hàng. Quy trình này về cơ bản đã có sẵn và sự cho phép để các ngân hàng triển khai eKYC an toàn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các yêu cầu tương tự về tính bảo mật và an toàn vẫn phải được duy trì. Tuy một số mục đã được sửa đổi bổ sung trong thông tư 16, nhưng quy trình cho eKYC là đáng chú ý nhất trong số đó. Các ngân hàng sẽ có thể thực hiện các luật mới từ ngày 5 tháng 3 năm 2021.
Các ngân hàng tiên phong áp dụng công nghệ này như TP Bank, VP Bank, NH Bản Việt, MB Bank, MSB Bank, VIB, SeABank và Sacombank.…
Trên đây ITS chia sẻ thông tin cần thiết cho quý vị và anh/chị tìm hiểu KYC là gì cũng như nắm bắt được tầm quan trọng và cách xác minh KYC khi mở tài khoản ngân hàng hay tổ chức tài chính. Chúc quý vị, anh/chị mở tài khoản giao dịch thành công.
Cuối năm 2024, Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Thông Tin Quốc Tế…
Ngày 7-10 vừa qua, anh Vũ Gia Luyện – Chủ tịch Hội đồng quản trị…
Ngày 4-10-2024, Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Thông Tin Quốc Tế đã…
Thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ và Bộ Thông tin &…
Ngày 2-4-2024, ITS vinh dự chào đón sự hiện diện của các vị nguyên lãnh…
Tháng 3-2024, anh Vũ Gia Luyện – CEO Công ty cổ phần giải pháp công…