KYC, eKYC và AML là trong những thuật ngữ trong ngành ngân hàng, các thuật ngữ này liên quan đến quá trình xác minh khách hàng khi mở tài khoảnngân hàng hay tổ chức tài chính. Bài này sẽ chia sẻ KYC là gì, EKYC là gì nó có tầm quan trọng của nó trong đời sống chúng ta.

KYC là gì?

KYC trong banking

KYC là viết tắt của Know Your Customer hiểu theo tiếng Việt thì có nghĩa là hiểu khách hàng của bạn hay nói chính xác là Biết về khách hàng. Đây là quá trình xác minh danh tính khách hàng của ngân hàng khi mở tài khoản hoặc theo định kỳ cần kiểm tra khi tạo các tài khoản ngân hàng trực tuyến.

Không chỉ trong hoạt động ngân hàng mà cả hoạt động tài chính cũng rất quan tâm đến quá trình KYC này để tránh và phòng ngừa các rủi ro mà khách hàng gây ra hoặc xảy ra dù là chủ quan hay khách quan.

KYC AML là gì ?

AML (Anti Money Laundering) – chống rửa tiền, đây là hoạt động chống các hành vi giao dịch các dòng tiền trái phép, tiền không hợp pháp. Vậy nên việc kiểm tra KYC rất quan trọng trong việc chống AML. Thông qua KYC thì các hành vi của AML sẽ không thực hiện được giữa các ngân hàng trong nước, thế giới, giữa các hình thức tiền ảo hay tiền điện tử.

EKYC là gì?

EKYC là quá trình nhận biết danh tính khách hàng trên các tài khoản điện tử hay nói cách dễ hiểu hơn đó chính là xác định danh tính khách hàng khi mở tài khoản và sử dụng tài khoản ngân hàng điện tử.

Các ngân hàng cần KYC để làm gì?

KYC là khâu đầu tiên trong tất cả các hoạt động ngân hàng, tài chính bởi trước khi để khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ thì bên ngân hàng và các tổ chức tài chính phải biết về khách hàng của mình. Việc biết khách hàng của mình là ai giúp việc xác định danh tính, mọi thông tin được rõ ràng và để hệ thống quản lý tốt hơn.

KYC góp phần vào việc phòng chống rửa tiền, đặc biệt là mua bán, giao dịch trái phép, các dòng tiền không rõ nguồn gốc sẽ được làm rõ và giúp các ngân hàng ngăn chặn được hoạt động rửa tiền tốt hơn.

Ở lĩnh vực banking thì KYC không chỉ là dừng lại ở việc giúp ngân hàng biết về khách hàng, biết khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm nào mà còn là quá trình để ngân hàng có những thông tin cần thiết nhất khi có rủi ro xảy ra. Một khi rủi ro xảy ra ngân hàng có thể tìm được khách hàng của mình, có căn cứ pháp lý bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng.

Người nào cần xác minh KYC

Những người cần thực hiện xác minh KYC là những đối tượng như sau:

  • Người muốn mở tài khoản ngân hàng
  • Người mở tài khoản thẻ tín dụng
  • Người mở tài khoản chứng khoán và giao dịch chứng khoán
  • Mở tài khoản ngân hàng trực tuyến
  • Mở các tài khoản trên các trang mạng điện tử

Nói tóm lại là khi muốn mở bất kỳ tài khoản gì đó dù là truyền thống hay điện tử thì đều phải tuân thủ KYC, tuy nhiên tùy vào mức độ của mỗi tài khoản. Đối với tài khoản ngân hàng trong đó có tài khoản ATM, tài khoản ngân hàng điện tử của mọi người thì mức độ yêu cầu của KYC sẽ cao và nhiều hơn rất nhiều so các tài khoản khác.

Các giấy tờ dùng để KYC người dùng

Các giấy tờ dùng để KYC người dùng

Cần thông tin gì để KYC khách hàng?

Giấy tờ tuỳ thân

Nước ta các tổ chức sẽ yêu cầu cung cấp các thông tin và giấy tờ sau :

  • Thẻ CMND hoặc thẻ CCCD hoặc là Passport còn hiệu lực: Yêu cầu các giấy tờ này phải có thông tin rõ ràng, ảnh chân dung rõ nét, giấy tờ thật và còn hiệu lực. Bởi các loại giấy tờ này có nhưng hết hạn thì xem như vô giá trị.

Các thông tin định danh cá nhân thường bao gồm:

  • Họ và tên đầy đủ
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Số CMND/ thẻ CCCD hoặc số hộ chiếu
  • Địa chỉ thường trú
  • Ngày/ tháng/ năm cấp giấy và nơi cấp các CMND/ thẻ CCCD hoặc Passport

Yêu cầu ảnh chụp 2 mặt đối với những ai mở tài khoản ngân hàng hay thực hiện các khoản vay online hay mở tài khoản ngân hàng điện tử.

Tài liệu về xác minh địa chỉ 

Việc xác minh địa chỉ là xem khách hàng của mình nằm ở khu vực nào, khách hàng có nằm trong địa bàn mà bên ngân hàng hay công ty tài chính hỗ trợ hay không. Việc xác minh địa chỉ là quan trọng để khi có vấn đề cần giải quyết hay gặp mặt trao đổi trực tiếp dễ dàng hơn cũng như giúp quản lý khách hàng theo địa lý dễ dàng hơn.

Giấy tờ dùng để xác minh địa chỉ gồm:

  • Sổ hộ khẩu thường trú ( đa số sẽ chọn loại giấy tờ này)
  • Giấy đăng ký thường trú: Nếu như các nhu cầu về vay vốn hay mở tài khoản yêu cầu về địa bàn hỗ trợ có thể sử dụng giấy này bởi hộ khẩu của bạn không nằm trong phạm vi hỗ trợ.
  • Bằng lái xe: Đây cũng là một trong những tài liệu có thể dùng để xác minh được địa chỉ nếu không có hộ khẩu hay giấy đăng ký thường trú bởi giấy bằng lái xe do bên bộ công an cấp, trên đó có đầy đủ các thông tin
  • Hoặc các giấy tờ khác: Hóa đơn sử dụng dịch vụ như điện nước, sao kê tài khoản ngân hàng
  •  Số điện thoại liên hệ và email sử dụng
vKYC là sự kết hợp Video và EKYC trong ngân hàng 

vKYC là sự kết hợp Video và EKYC trong ngân hàng 

Hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm

Đối với một số dịch vụ của ngân hàng như mở thẻ tín dụng hay vay vốn thì cần đến việc xác minh công việc của khách hàng như vậy có thể xác định sự tín nhiệm và khả năng trả nợ của khách hàng.

Một số tài liệu dùng để xác minh công việc:

  • Hợp đồng lao động (hay dùng nhất)
  • Xác nhận của đơn vị đang làm việc
  • Các quyết định bổ nhiệm, thăng chức, điều chuyển công tác

Giấy tờ chứng minh thu nhập 

Việc xác minh thu nhập của khách hàng thường sẽ áp dụng cho các khoản vay hoặc mở thẻ tín dụng. Để chứng minh thu nhập thì thường khi KYC sẽ yêu cầu bạn về:

  • Sao kê tài khoản lương 6 tháng gần nhất
  • Hợp đồng lao động
  • Hoặc cung cấp doanh thu của cửa hàng / doanh nghiệp mà khách hàng đang sở hữu/điều hành
  • Hoặc có thể dựa vào các tài sản của khách hàng (có giấy tờ xác minh chính chủ)

Xu hướng chuyển đổi KYC sang hình thức eKYC

Hiện nay việc xác minh KYC trên các phương tiện giấy tờ chỉ là bước đầu tiên, mất nhiều thời gian không cần thiết nên trong ngân hàng và tài chính đã và đang dần chuyển đổi sang sử dụng eKYC. Thông tư 16/2020/TT-NHNN của chính phủ 2020 đã cho phép định danh khách hàng từ xa EKYC và cho phép tổng các giao dịch dưới 100 triệu/tháng, nếu giao dịch trên 100 triệu/tháng thì bắt buộc phải sử dụng Video KYC.

Hieu Dung Kyc La Gi

Hiểu đúng KYC là gì

eKYC tại Việt Nam

Chính phủ đã xem xét việc áp dụng việc đáp ứng các yêu cầu KYC thông qua các phương tiện kỹ thuật số trong một thời gian, nhưng phải đến tháng này, ngày 4 tháng 12 năm 2020. Chính phủ mới ban hành Thông tư sửa đổi các quy tắc hiện có và bao gồm quy trình cho KYC điện tử, hoặc eKYC. Quy trình này chỉ áp dụng cho công dân và doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tài khoản cá nhân. Nó không cung cấp cho người nước ngoài mở tài khoản ngân hàng hoặc cho các ứng dụng của các tài khoản đồng sở hữu.

Ngân hàng nhà nước cho phép eKYC

Trước khi được phép tiến hành eKYC, các ngân hàng – kể cả chi nhánh ngân hàng và tổ chức tài chính trong và ngoài nước – phải thiết lập quy trình và thủ tục thực hiện các bước sau theo thông tư và một số luật liên quan bao gồm:

  • Việc thu thập các tài liệu giống như được yêu cầu đối với KYC thông thường: đơn đăng ký theo ngân hàng, tài liệu nhận dạng cá nhân như thẻ căn cước quốc gia hoặc hộ chiếu,
  • Việc thực hiện kiểm tra và điều tra các tài liệu của người nộp đơn
  • Cảnh báo người nộp đơn về quy trình thực hiện KYC thông qua các phương tiện điện tử và các quy trình có thể khác với KYC truyền thống,
  • Thông báo cho người nộp đơn kết quả điều tra eKYC và mở tài khoản bằng cách cung cấp số lượng và bất kỳ giới hạn nào về tài khoản cho khách hàng.

Các quy định cho phương pháp KYC điện tử từ xa

Khi xây dựng quy trình này, các ngân hàng có quyền quyết định phương pháp, hình thức và công nghệ sẽ được sử dụng, miễn là phương pháp đó đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

  • Cần phải đủ thông tin về khách hàng và xác nhận khách hàng là khách hàng. Ví  dụ bao gồm một số đặc trưng của con người như giọng nói, khuôn mặt, dấu vân tay, miễn là chúng rất khó giả mạo và có độ mức độ chính xác.
  • Phải chứa một phương thức để xác nhận tên của khách hàng trên đơn đăng ký.
  • Phải bao gồm một phương pháp để theo dõi nhận dạng khách hàng trong suốt vòng đời của tài khoản. So sánh thông tin đó với danh sách theo dõi của chính quyền để có các hành động khác đối với tài khoản nếu cần.
  • TK phải có khả năng duy trì và bảo mật các hồ sơ eKYC khách hàng trong suốt thời gian tồn tại của tài khoản và theo yêu cầu của pháp luật.

Quy định về tài khoản được mở bằng eKYC

Tài khoản được mở bằng eKYC phải được giới hạn trong số tiền giao dịch là 100 triệu đồng cho mỗi khách hàng mỗi tháng ngoại trừ năm trường hợp cụ thể:

  • Việc xác nhận danh tính được thực hiện thông qua cuộc gọi video phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về chất lượng và bảo mật;
  • NH sử dụng các tài liệu công khai để xác nhận danh tính của khách hàng;
  • Sau khi tiến hành điều tra và xác nhận trên các chứng từ nhận được, ngân hàng gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản;
  • Chuyển khoản được thực hiện đến một tài khoản khác trong cùng một ngân hàng;
  • KH đang thanh toán cho một phần của khoản vay do ngân hàng mà anh ta mở tài khoản nắm giữ tại đó.

Ngân hàng xác định mức độ công nghệ được sử dụng và các phương pháp cụ thể để xác nhận danh tính của khách hàng. Quy trình này về cơ bản đã có sẵn và sự cho phép để các ngân hàng triển khai eKYC an toàn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng các yêu cầu tương tự về tính bảo mật và an toàn vẫn phải được duy trì. Tuy một số mục đã được sửa đổi bổ sung trong thông tư 16, nhưng quy trình cho eKYC là đáng chú ý nhất trong số đó. Các ngân hàng sẽ có thể thực hiện các luật mới từ ngày 5 tháng 3 năm 2021.

Một số hình thức bảo mật cho tài khoản 

  • Sử dụng User/pass: Đây là hình thức cơ bản đối với tất cả các tài khoản ngân hàng hiện nay. User cần sử dụng tên đăng nhập và một mật khẩu bí mật để có thể sử dụng tài khoản của mình.
  • Sinh trắc học: vân tay, khuân mặt, giọng nói: Đây là công nghệ xác minh danh tính khách hàng khá phổ biến và bảo mật cao, có thể sử dụng hay đăng nhập vào một tài khoản nào đó của mình người sử dụng có thể dùng dấu vân tay và nhận diện khuôn mặt. Đặc biệt là voice biometrics là công nghệ bảo mật cao cấp, nâng cao bảo mật và trải nghiệm người dùng.
  • Xác thực OTP:  mã xác thực OTP chính là các xác minh khách hàng hiện đại, tiên tiến và bảo mật cao nhất không chỉ tài khoản ngân hàng mà các tài khoản khác đều sử dụng.
  • Chữ ký điện tử: Một trong những cách vận dụng nhận diện chữ ký truyền thống vào kỹ thuật số. Thay vì mọi người dùng bút để ký trên giấy thì người sử dụng tài khoản có thể sử dụng chữ ký điện tử để thực hiện, chữ ký điện tử được chứa trong các  USB Token, thẻ SIM điện thoại, File… có hạn chế đó là nếu bạn ký sai 1 nét nào đó cũng có thể không sử dụng được nên mọi người phải nhớ chữ ký của mình.

Danh sách ngân hàng áp dụng EKYC

Các ngân hàng tiên phong áp dụng công nghệ này như TP Bank, VP Bank, NH Bản Việt, MB Bank, MSB Bank, VIB, SeABank và Sacombank.…

Trên đây ITS chia sẻ thông tin cần thiết cho quý vị và anh/chị tìm hiểu KYC là gì cũng như nắm bắt được tầm quan trọng và cách xác minh KYC khi mở tài khoản ngân hàng hay tổ chức tài chính. Chúc quý vị, anh/chị mở tài khoản giao dịch thành công.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm
Theo Thứ trưởng bộ KHCN Bùi Thế Duy, công nghệ…
0962510256