Voice Brandname hiểu đơn giản là cuộc gọi sẽ hiển thị tên doanh nghiệp/ cá nhân/ sản phẩm khi gọi đến khách hàng,…. Hay còn được gọi là cuộc gọi thương hiệu. Hiện hệ thống Voice brandname đang được triển khai trên hệ thống Voice brandname core do ITS cung cấp.

Dịch vụ nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng theo quy định của pháp luật về cuộc gọi rác, tin nhắn rác và thư điện tử rác. Với mức phạt từ 5 đến 100 triệu đồng dành cho các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức (Nghị định 91/2020/NĐ-CP).

1. Doanh nghiệp chưa có Tên định danh.

1.1 Quy định đăng ký Tên định danh là gì?

Tên định danh là tên tổ chức, doanh nghiệp, thương hiệu được sử dụng trong hoạt động quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại. Đây là một trong những giấy tờ cần thiết để đăng ký Voice brandname. Theo quy định tại điều 23 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, tên định danh phải:

  • Không quá 11 ký tự viết liền nhau sử dụng chữ cái Latin, chữ số (từ 0 đến 9) hoặc các ký tự (-), (_), (.), khoảng trắng.
  • Không phân biệt chữ hoa, chữ thường.
  • Không là một tập hợp chỉ gồm các chữ số và được sử dụng để hiển thị hoặc xác định thông tin về nguồn gửi.

Một số quy định về tên định danh:

  • Mọi tổ chức đều có quyền đăng ký và sử dụng tên định danh với số lượng không giới hạn cho mục đích quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại
  • Tên định danh được cấp cho tổ chức, cá nhân là duy nhất trong Hệ thống tên định danh quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) cấp.
  • Có thời hạn sử dụng là 03 năm kể từ ngày được cấp

1.2 Quy trình đăng ký Tên định danh?

Bước 1: Tiếp nhận và tư vấn

– Các công ty doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh có giấy phép và đang hoạt động tại Việt Nam. Để đăng ký sử dụng dịch vụ quý doanh nghiệp chỉ cần chuẩn bị một số giấy tờ và thông tin như sau:

  • Ảnh chụp giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động.
  • Ảnh chụp giấy chứng nhận sở hữu tên miền (đối với tên định danh đăng ký theo tên miền, sở hữu bởi doanh nghiệp hoặc cá nhân thuộc doanh nghiệp đó).
  • Thông tin người quản lý tên định danh: Họ tên, số điện thoại, email..
  • Profile công ty/ tài liệu mô tả sản phẩm (nếu có)

Như vậy, ITS sẽ dựa vào các thông tin trên để tư vấn và hỗ trợ điền tơ khai đăng ký tên định danh giúp quý doanh nghiệp.

Bước 2: Nộp hồ sơ với tổ chức, doanh nghiệp

– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chuyển giao hồ sơ cần thiết cho ITS.

– ITS sẽ thay mặt Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ cho Cục ANTT.

Thành phần Hồ sơ cần nộp bao gồm:

– Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp đăng ký nhiều tên định danh cùng một lần thì chỉ cung cấp 01 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc 01 quyết định thành lập của tổ chức được chứng thực;

– Bản khai đăng ký tên định danh theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 91;

Mẫu tờ khai đăng ký tên định danh của Cục ATTT
Mẫu tờ khai đăng ký tên định danh của Cục ATTT

– Các giấy tờ khác có liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, đăng ký thương hiệu (nếu có).

Bước 3: Cục An toàn thông tin thông báo kết quả và thông báo đóng lệ phí

a) Đối với các hồ sơ hợp lệ

Sau 1 – 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:

– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính: Cục ATTT sẽ gửi email tendinhdanh@vncert.vn thông báo kết quả. Nội dung email xác nhận kết quả hồ sơ hợp lệ và cung cấp thông tin về việc đóng lệ phí cấp tên định danh.

– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin kết quả và hướng dẫn nộp lệ phí qua cổng dịch vụ công.

b) Đối với các hồ sơ không hợp lệ

Sau 1 – 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ:

– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ bản giấy qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp hồ sơ trực tuyến tại tendinhdanh.ais.gov.vn: Cục ATTT sẽ gửi email từ địa chỉ tendinhdanh@vncert.vn thông báo kết quả xác nhận không hợp lệ và lý do vì sao hồ sơ không hợp lệ để cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp đăng ký tên định danh hoàn thiện.

– Nếu cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến tại cổng dichvucong.mic.gov.vn: Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin xác nhận kết quả chưa hợp lệ và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ qua cổng dịch vụ công.

Bước 4: Nộp lệ phí, chi phí duy trì

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh, chi phí duy trì hoạt động tên định danh.

a) Nộp Lệ phí

– Tên loại Lệ phí: Lệ phí cấp/cấp lại/gia hạn Giấy chứng nhận tên định danh.

– Mức thu chi tiết: 200.000 đ/ lần cấp lần đầu/ tên định danh; 100.000 đ/lần cấp lại/sửa đổi theo quy định tại Thông tư 269/TT-BTC ngày 14/11/2016 về quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí và lệ phí thuộc lĩnh vực an toàn thông tin.

– Phương thức nộp Lệ phí: Nộp qua tài khoản

+ Tên tài khoản: Cục An toàn thông tin.

+ Số tài khoản: 1038584187 tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Sở giao dịch.

+ Nội dung nộp như sau: “Nộp lệ phí cho tên định danh [ABC]. Trong đó ABC là tên định danh đã đăng ký.

LƯU Ý: Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp chỉ thực hiện nộp lệ phí đăng ký tên định danh khi có thông báo từ Cục An toàn thông tin.

b) Nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh

Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp nộp chi phí duy trì hoạt động tên định danh sau khi có hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bước 5: Cục An toàn thông tin gửi Giấy chứng nhận đăng ký tên định danh

– Cá nhân, tổ chức/doanh nghiệp gửi bản sao/chụp xác nhận nộp lệ phí qua tài khoản về địa chỉ tendinhdanh@vncert.vn.

– Sau khi nhận được thông tin nộp lệ phí, Cục An toàn thông tin sẽ gửi Giấy chứng nhận tên định danh tới địa chỉ email đã đăng ký trong Bản khai đăng ký tên định danh.

Khách hàng cũng có thể tự đăng ký theo quy định của Cục ATTT

2. Thủ tục triển khai Voice brandname.

2.1 Thủ tục đăng ký Voice Brandname của ITS.

– Sau khi cấp tên định danh tiến hành đăng ký Voice Brandname:

Voice Brandname là tính năng hiển thị tên thương hiệu (Brandname) đã được đăng ký của công ty/sản phẩm/nhãn hàng/dịch vụ trên màn hình máy điện thoại của thuê bao khách hàng khi nhận cuộc gọi đến. Giải pháp tăng khả năng nhận biết cuộc gọi tới khách hàng đối với đơn vị sử dụng. Người nghe có thể nhận biết cuộc gọi từ đơn vị nào đang gọi tới mình và lựa chọn nghe hoặc không nghe cuộc gọi đó.

Nghị định số “91/2020/NĐ-CP về việc Chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác” đã được Chính phủ ban hành quy định tất các đầu số thực hiện cuộc gọi quảng cáo/giới thiệu sản phẩm sẽ phải gán định danh tên thương hiệu và hiển thị thương hiệu khi gọi cho người dùng

Quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký Voice brandname theo mẫu của các nhà mạng: Viettel, Mobifone, Vinaphone,… như sau

1. Giấy định danh
Giấy chứng nhận tên định danh InterITS được cấp cho ITS
Giấy chứng nhận tên định danh InterITS được cấp cho ITS
2. Giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ITS
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ITS
3. Công văn ủy quyền/ giấy ủy quyền cho Đại lý sử dụng tên Định danh khai báo
Mẫu công văn ủy quyền Voice brandname của Viettel
Mẫu công văn ủy quyền Voice brandname của Viettel
4. CMND người đại diện pháp lý trên ĐKKD (2 mặt)
5. Ảnh chân dung người đại diện
6. Chọn số cần gán name.

– Đại lý sẽ cung cấp list số các nhà mạng để tổ chức/doanh nghiệp chọn.

– Doanh nghiệp cầm những giấy tờ được nêu trên gửi cho đại lý để tiến hành đăng ký Voice Brandname

– Tham khảo các biểu mẫu dưới đây:

  • Mẫu hồ sơ đăng ký Voice Brandname (Viettel, Vinaphone, Mobifone,…): Link
5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem thêm
Chiều tối ngày 3-11-2023, lãnh đạo ITS đã tham dự…
0962510256